Ngày nay, bếp từ là lựa chọn được nhiều hộ gia đình tin dùng bởi nhiều ưu điểm so với các loại bếp gas truyền thống. Tuy nhiên bạn đã biết sử dụng bếp từ đúng cách là như thế nào hay chưa? Cùng nhadeplam.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cách kết nối với nguồn điện cho bếp từ
Nguồn điện sử dụng cho điện gia đình thông thường là 220V. Đối với bếp từ có cùng điện áp thì bạn có thể dùng thoải mái, còn với trường hợp bếp từ sử dụng mức điện áp 100 – 127V thì bạn cần sử dụng bộ chuyển điện áp từ 220V xuống với mức điện áp đó. Nếu bạn sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng bếp, rất nguy hiểm.
Dây điện của bếp có 3 sợi dây, sẽ đấu dây như sau:
- Dây màu nâu: Đấu với nhau và đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện
- Dây màu xanh: Đấu với nhau và đấu vào pha nguội (N) của nguồn điện.
- Dây màu vàng sọc xanh đấu vào dây tiếp đất.
- Việc kết nối điện phải đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.
Những lưu ý cần tránh khi sử dụng bếp từ
1. Tắt bếp sớm hơn vài phút
Thay vì kết thúc quá trình nấu bạn mới tắt bếp thì bạn có thể tắt bếp sớm hơn, vì nhiệt lượng của bếp từ tỏa ra trong mỗi lần sử dụng là rất lớn nên khi ngay cả khi bạn tắt bếp số nhiệt dư còn lại vẫn đủ để làm ấm ,làm chín thức ăn. Tắt bếp sớm còn giúp bạn tiết kiệm điện năng 1 cách hiệu quả . Tuy nhiên những món chiên nhiều dầu không bạn nên áp dụng bí quyết này. Lưu ý, tắt bếp nhưng không ngắt nguồn điện, để quạt làm mát dần dần bếp.
2. Hạn chế dùng công suất cao nhất ngay khi bật bếp
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, việc quá lạm dụng booter có thể khiến bếp bị sốc nhiệt đoản mạch do gia tăng điện áp một cách đột ngột khiến cho bếp từ kém bền. Vì vậy, để bếp từ được bền lâu thì khi bật bếp chúng ta nên tăng dần mức công suất rồi mới chuyển sang chế độ booter nấu siêu nhanh.
3. Chọn đúng dòng nồi cho bếp từ
Bạn nên chọn các loại nồi, chảo bằng inox có đáy từ, sắt tráng men hoặc xoong nồi thủy tinh có chứa sợi kim loại. Tránh dùng dụng cụ nấu bếp bằng nhôm vì nhôm có tính hấp thụ nhiệt nhanh khiến cho thực phẩm dễ bị cháy khét.Khi lựa chọn nồi cho bếp từ, bạn có thể sử dụng nam châm để kiểm tra, nếu nam châm hút vào đáy xoong nồi thì bạn hoàn toàn yên tâm là xoong nồi đấy sử dụng được trên bếp từ nhé!
4. Không nên tự ý sửa chữa
Trên bếp từ có rất nhiều hệ thống điện khá phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết và chuyên môn cao khi sửa chữa. Bạn không nên tự ý tháo rời hay thay thế các linh kiện mà không có sự hướng dẫn của nhà sản xuất hay trung tâm bảo hành. Khi bếp xảy ra sự cố, bạn nên gọi ngay đến số tổng đài bảo hành ở trên mặt kính
5. Để bếp từ cách xa hơi nóng , hơi nước không để gần tường
Lòng bếp phải để cách xa tường ít nhất 15cm ,tủ bếp đặt âm phải rộng rãi có cửa mở được để có khả năng tản nhiệt làm mát bếp. Tránh trường hợp tủ đặt âm là 1 khoảng không gian kín, không khí không thể thoát ra bên ngoài, sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của bếp, từ đó làm giảm tuổi thọ của bếp từ.
6. Khi dùng xong nên giảm nhiệt độ xuống mức thấp mới ấn tắt
Bạn nên tránh chạm tay vào mặt bếp hay vệ sinh mặt bếp luôn mà phải chờ cho mặt bếp nguội hẳn, tức biểu tượng chữ H ở trên màn hình tắt hẳn thì lúc đấy mới tiến hành vệ sinh mặt bếp để tránh nguy cơ bỏng do mặt kính còn nóng cũng như bảo vệ mặt kính tốt nhất, sử dụng được lâu dài.
Một lưu ý mà hầu như gia đình nào cũng mắc phải là khi nấu xong thường tắt bếp luôn, nếu duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây hại cho bếp. Vậy để bếp từ bền lâu, khi nấu xong chúng ta nên giảm về mức công suất thấp sau đấy mới tiến hành tắt bếp nhà các bạn.
Trên đây là những lí do và mẹo sử dụng bếp từ một cách an toàn và hiệu quả nhadeplam.com chúc bạn sử dụng bếp từ một cách hiệu quả và bền đẹp theo thời gian.